Lâm Đồng: Sẽ đấu giá khu đất ‘vàng’ gần 26.000 m2

 

UBND TP Bảo Lộc đang thực hiện thủ tục để sớm đưa khu đất ‘vàng’ 25.702 m2 – là Bệnh viện II Lâm Đồng cũ – ra đấu giá, tìm nhà đầu tư

Ngày 4-4, UBND TP Bảo Lộc đã có văn bản cung cấp thông tin về phương án xử lý tài sản trên khu đất Bệnh viện II Lâm Đồng cũ (đường Đinh Tiên Hoàng, phường 1, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng).

Lâm Đồng: Sẽ đấu giá khu đất 'vàng' gần 26.000 m2

Theo đó, khu đất này rộng 25.702 m2, có mặt tiền dài trên đường Đinh Tiên Hoàng, trung tâm TP Bảo Lộc. Trước năm 2019, đây là Bệnh viện II Lâm Đồng do Sở Y tế quản lý. Sau đó, khi bệnh viện được dời về cơ sở mới trên đường Trần Quốc Toản, phường B’Lao, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành quyết định thu hồi và điều chuyển tài sản trên đất bệnh viện này, giao UBND TP Bảo Lộc tiếp nhận, quản lý và sử dụng.

Giá trị còn lại trên sổ sách kế toán của tài sản trên đất tại thời điểm bàn giao là gần 14,8 tỉ đồng. Theo quy hoạch chung TP Bảo Lộc và vùng lân cận đến năm 2040; quy hoạch sử dụng đất TP Bảo Lộc đến năm 2030 thì khu đất này là đất y tế.

Năm 2021, cơ sở này được UBND TP Bảo Lộc sửa chữa, đưa vào sử dụng phục vụ phòng chống dịch COVID-19; sau đó giao Ban Chỉ huy quân sự thành phố quản lý, bảo vệ đến nay.

Cỏ dại mọc nhiều nơi trong khu đất "vàng" trung tâm TP Bảo Lộc.

Sau nhiều năm không được nâng cấp sữa chữa, các tòa nhà là bệnh viện cũ tại khu đất dần xuống cấp và gần như trong tình trạng bỏ hoang, có dại mọc nhiều nơi.

Theo tìm hiểu của phóng viên, năm 2023, có doanh nghiệp xin giới thiệu vị trí để thực hiện dự án bệnh viện đa khoa quốc tế kết hợp viện dưỡng lão và được TP Bảo Lộc giới thiệu một số khu đất, trong đó có khu đất này.

Đến cuối năm 2024, có doanh nghiệp ở Hà Nội cũng muốn thực hiện 2 dự án bệnh viện chất lượng cao, trong đó 1 bệnh viện sẽ được thực hiện tại khu đất vàng này.

Thế nhưng, khu đất mà các doanh nghiệp nêu trên đề xuất dự án chưa có phương án đấu giá quyền sử dụng đất được cấp thẩm quyền phê duyệt. Do vậy, sau khi phương án được phê duyệt thì UBND tỉnh Lâm Đồng sẽ thông báo công khai để các nhà đầu tư tham gia đấu giá quyền sử dụng đất.

Về phía UBND TP Bảo Lộc, thành phố đang lập quy hoạch phân khu đô thị phường 1 và quy hoạch chi tiết. Sau khi các quy hoạch được phê duyệt sẽ đề xuất phương án đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản trên đất để thu hút đầu tư bệnh viện chất lượng cao tại khu đất trên.

Trường Nguyên

95% giao dịch bất động sản tại Lâm Đồng là đất nền

95% giao dịch bất động sản

Trong quý 1/2025, toàn tỉnh Lâm Đồng có 4.519 lô đất nền giao dịch thành công. Trong đó, tập trung chủ yếu tại huyện Bảo Lâm với 943 lô, huyện Lâm Hà với 905 lô, huyện Đức Trọng với 774 lô,…

Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng vừa thông tin về lượng giao dịch và giá giao dịch các loại hình bất động sản qua công chứng trên địa bàn tỉnh trong quý I/2025.

Số liệu tính từ ngày 11/12/2024 – 10/3/2025, được tổng hợp từ báo cáo của 48/48 tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động tại địa phương.

Theo đó, toàn tỉnh ghi nhận 4.751 giao dịch bất động sản trong quý I, với tổng giá trị khoảng 5.585 tỷ đồng. Bao gồm 4.519 lô đất ở (giá trị giao dịch hơn 4.725 tỷ đồng), 223 căn nhà ở riêng lẻ (gần 847 tỷ đồng) và 9 căn hộ chung cư (hơn 13 tỷ đồng).

Phân khúc đất nền chiếm đa số tỷ trọng giao dịch, đạt hơn 95%. Trong đó, huyện Bảo Lâm và huyện Lâm Hà là nơi có nhiều đất nền giao dịch qua công chứng nhất, với lần lượt 943 lô và 905 lô. Tiếp đến là huyện Đức Trọng với 774 lô, huyện Di Linh 416 lô, huyện Đạ Huoai 403 lô, TP Bảo Lộc 369 lô, TP Đà Lạt 265 lô,… Huyện Đạ Tẻh là nơi duy nhất không ghi nhận giao dịch đất nền trong quý I.

Với nhà ở riêng lẻ, giao dịch tập trung phần lớn ở TP Đà Lạt (112 căn), huyện Đức Trọng (66 căn) và TP Bảo Lộc (40 căn). Với chung cư, toàn bộ 9 căn được giao dịch trong quý I đều ở TP Đà Lạt.

Trước đó vào quý I/2024, tỉnh Lâm Đồng ghi nhận 4.143 giao dịch bất động sản qua công chứng. Trong đó có 3.811 lô đất ở, 311 căn nhà ở riêng lẻ và 21 căn hộ chung cư.

Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, giao dịch bất động sản tại địa phương này tăng khoảng 14,6%. Riêng phân khúc đất nền tăng khoảng 18,5%.

Bước sang quý 2/2024, trên địa bàn tỉnh ghi nhận có 5.383 lô đất nền giao dịch thành công qua công chứng. Tập trung chủ yếu tại huyện Lâm Hà, huyện Đức Trọng, huyện Bảo Lâm,…

Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh có 312 căn nhà ở riêng lẻ và 27 căn hộ chung cư giao dịch thành công qua công chứng.

Sang đến quý 3/2024, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ghi nhận có 5.151 lô đất nền giao dịch qua công chứng, với tổng giá trị giao dịch khoảng 4.908 tỷ đồng.

Số lượng giao dịch đất nền trong quý này tập trung chủ yếu tại huyện Lâm Hà, huyện Bảo Lâm, huyện Đức Trọng, huyện Di Linh, thành phố Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt,…

Cũng trong quý 3/2024, trên địa bàn tỉnh có 325 căn nhà ở giao dịch qua công chứng, với tổng giá trị giao dịch khoảng 1.356 tỷ đồng. Trong đó, thành phố Đà Lạt có 164 căn; huyện Đức Trọng có 121 căn; thành phố Bảo Lộc có 39 căn; huyện Đơn Dương có 1 căn.

Gần đây, trong quý 4/2024, toàn tỉnh Lâm Đồng có 4.829 lô đất nền giao dịch thành công. Trong đó, tập trung chủ yếu tại huyện Lâm Hà với 1.093 lô, huyện Đức Trọng với 835 lô, huyện Bảo Lâm với 725 lô,…

Cũng trong quý này, toàn tỉnh Lâm Đồng có 242 căn nhà ở riêng lẻ giao dịch thành công. Trong đó, tập trung chủ yếu tại thành phố Đà Lạt với 105 căn, huyện Đức Trọng với 68 căn, thành phố Bảo Lộc với 65 căn,…

Ở một diễn biến khác, ngày 31/3, thông tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đơn vị vừa ra văn bản gửi Sở Xây dựng, UBND thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc về việc khẩn trương thực hiện các chỉ đạo liên quan đến việc triển khai các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn.

Trước đây, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến việc triển khai nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, báo cáo của Sở Xây dựng cho thấy, nội dung báo cáo của UBND thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc về dự án nhà ở xã hội chưa đạt nội dung đề ra. Do đó, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu UBND thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Dương Dương

An ninh tiền tệ

nguồn: CAFEF

Chuyên mục khác

Đoàn công tác của Việt Nam sắp sang Mỹ làm việc về vấn đề áp thuế 46%

Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Bùi Thắng: Sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã phải gắn với chiến lược phát triển lâu dài

(LĐ online) – Sáng 2/4, tại TP Bảo Lộc, đồng chí Bùi Thắng – Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đã có buổi làm việc với lãnh đạo huyện Bảo Lâm, huyện Đạ Huoai và TP Bảo Lộc về công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tại các địa phương.

Tham dự buổi làm việc còn có đồng chí Tôn Thiện Đồng – Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Văn Phòng Tỉnh ủy và Sở Nội vụ.

Các đại biểu dự buổi làm việc.
Các đại biểu dự buổi làm việc

Về phía các địa phương có các đồng chí Thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND 2 huyện Bảo Lâm, Đạ Huoai và lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND TP Bảo Lộc.

Ngay đầu buổi làm việc, Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Bùi Thắng nhấn mạnh: “Phương án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã phải tuân thủ các quy định của Trung ương; đồng thời, phải gắn với tiềm năng, lợi thế để phát triển lâu dài và vì Nhân dân phục vụ…”.

Đồng chí Nguyễn Tiến Dũng - Chủ tịch UBND huyện Đạ Huoai báo cáo tại buổi làm việc.
Chủ tịch UBND huyện Đạ Huoai Nguyễn Tiến Dũng báo cáo tại buổi làm việc
Đồng chí Nguyễn Qúy Mỵ - Bí thư Huyện ủy Đạ Huoai báo cáo tại buổi làm việc.
Bí thư Huyện ủy Đạ Huoai Nguyễn Quý Mỵ báo cáo tại buổi làm việc

Tại buổi làm việc, lãnh đạo TP Bảo Lộc và 2 huyện Bảo Lâm và Đạ Huoai đã báo cáo tiến độ triển khai công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã tại các địa phương.

Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc Ngô Văn Ninh báo cáo tại buổi làm việc.
Chủ tịch UBND TP Bảo Lộc Ngô Văn Ninh báo cáo tại buổi làm việc
Đồng chí Nghiêm Xuân Đức - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Bảo Lộc báo cáo tại buổi làm việc.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Bảo Lộc Nghiêm Xuân Đức báo cáo tại buổi làm việc

Qua đó cho thấy, các nhiệm vụ đang được các địa phương triển khai đảm bảo đúng tiến độ, tuân thủ chủ trương, quy định của Trung ương và của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần được xem xét, định hướng để tháo gỡ.

Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm Trương Hoài Minh báo cáo tại buổi làm việc.
Chủ tịch UBND huyện Bảo Lâm Trương Hoài Minh báo cáo tại buổi làm việc

Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Tôn Thiện Đồng – Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy đã có những trao đổi, góp ý cụ thể để các địa phương xem xét, áp dụng trong quá trình xây dựng phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. Các địa phương phải chủ động làm tốt công tác cán bộ, công chức, viên chức để bộ máy hoạt động hiệu quả sau khi sáp nhập.

Đồng chí Tôn Thiện Đồng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy phát biểu tại buổi làm việc.
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Lâm Đồng Tôn Thiện Đồng phát biểu tại buổi làm việc

Trong đó, chú trọng đến đội ngũ cán bộ chuyên môn đảm bảo có đủ trình độ, nghiệp vụ vững vàng. Từ đó, xây dựng bộ máy hành chính đảm bảo “Tinh – Gọn – Mạnh – Hiệu năng – Hiệu lực – Hiệu quả”, tạo sự phát triển tốt nhất cho tương lai.

Đồng chí Phạm Ngọc Hà - Phó Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lâm Đồng phát biểu tại buổi làm việc.
Phó trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Lâm Đồng Phạm Ngọc Hà phát biểu tại buổi làm việc

Đại diện lãnh đạo Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ đã nêu lên những quy định mang tính định lượng và định tính về lịch sử hình thành, văn hóa, kết cấu giao thông, dân số, cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên… để các địa phương nghiên cứu, xem xét, áp dụng trong quá trình xây dựng phương án sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.

Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Lâm Đồng
Phó Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Lâm Đồng Nguyễn Đức Vũ phát biểu tại buổi làm việc

Kết luận tại buổi làm việc, đồng chí Bùi Thắng – Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng đánh giá cao tinh thần chủ động, trách nhiệm của lãnh đạo các địa phương trong công tác chỉ đạo, điều hành triển khai công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh.

Đồng chí Bùi Thắng - Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc.
Đồng chí Bùi Thắng – Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc

Đồng chí Bùi Thắng nhấn mạnh: Công tác sắp xếp tổ chức bộ máy, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã phải được triển khai tuân thủ các quy định của Trung ương, nhằm tạo động lực, chiến lược cho các địa phương phát triển lâu dài, bền vững sau khi sáp nhập và vì Nhân dân phục vụ.

Đối với việc đặt tên các đơn vị hành chính cấp xã sau khi sáp nhập phải có sự nghiên cứu, tính toán kỹ lưỡng, khoa học đảm bảo phù hợp. Mỗi đơn vị hành chính sau khi sáp nhập phải đảm bảo các yếu tố mang tính định lượng và định tính để giải quyết tốt các nhiệm vụ của địa phương, gắn với phục vụ Nhân dân. Từ đó, các địa phương tiếp tục nghiên cứu, đánh giá để xây dựng phương án đảm bảo tối ưu, hiệu quả và khoa học nhất trình cơ quan có thẩm quyền xem xét.

Quang cảnh buổi làm việc.
Quang cảnh buổi làm việc

Đặc biệt, trong quá trình xây dựng phương án, các địa phương cần quan tâm công tác tuyên truyền, định hướng, nắm bắt dư luận xã hội để tranh thủ sự ủng hộ của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

Cùng với đó, các địa phương phải đảm bảo quyền lợi, lợi ích, chế độ chính sách kịp thời cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng nhu hoạt động của đơn vị hành chính cấp xã sau sáp nhập; chú trọng công tác quản lý tài sản công tránh lãng phí, thất thoát.

Đồng chí Bùi Thắng – Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng, chỉ rõ: Trong 3 địa phương, TP Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm có những nét tương đồng và hiện đang có những đơn vị hành chính giáp ranh. Vì vậy, lãnh đạo 2 địa phương cần có sự bàn bạc kỹ lưỡng để có sự thống nhất trong quá trình sáp nhập đối với các đơn vị hành chính cấp xã giáp ranh.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng cũng yêu cầu các huyện Bảo Lâm, Đạ Huoai và TP Bảo Lộc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội trong Quý II/2025. Trong đó, chú trọng công tác thu ngân sách, giải ngân vốn đầu tư công.

“Mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải thể hiện tinh thần, trách nhiệm của mình đối với Đảng và Nhân dân. Từ đó, phát huy năng lực, bản lĩnh, trí tuệ trong thực hiện nhiệm vụ được giao” – Phó Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo.

KHÁNH PHÚC 

Nguồn Báo Lâm Đồng Onile và theo dõi chúng tôi để biết thêm những thông tin khác qua Tại đây

Loạt dự án hạ tầng giao thông tỷ USD ồ ạt triển khai, Đà Lạt bước vào giai đoạn phát triển mới

Cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác quý IV/2027

NDO – Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương trong tuyến cao tốc Dầu Giây-Liên Khương, vừa được Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng phê duyệt, dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác quý IV/2027.

Ngày 31/3, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương theo phương thức đối tác công tư (giai đoạn 1). Đây là 1 trong 3 đoạn tuyến trong cao tốc Dầu Giây-Liên Khương theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đoạn tuyến cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương có chiều dài hơn 73,6km, đi qua thành phố Bảo Lộc và các huyện Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng. Điểm đầu thuộc địa phận phường Lộc Phát, thành phố Bảo Lộc, trùng điểm cuối đoạn tuyến cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc; điểm cuối giao với cao tốc Liên Khương-Prenn, thuộc xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng.

Cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương dự kiến hoàn thành đưa vào khai thác quý IV/2027 ảnh 1
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà và Đoàn công tác khảo sát, kiểm tra thực tế tại nút giao thuộc tuyến cao tốc Bảo Lộc-Liên Khương vào tháng 9/2024.

Nguồn Báo Nhân Dân và theo dõi chúng tôi để biết thêm những thông tin khác qua Tại đây

Hơn 4.500 giao dịch đất nền Lâm Đồng quý đầu năm

Quý I/2025, tỉnh Lâm Đồng ghi nhận 4.751 giao dịch bất động sản qua công chứng. Trong đó phân khúc đất nền chiếm đa số với 4.519 giao dịch, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm ngoái

 

Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng vừa thông tin về lượng giao dịch và giá giao dịch các loại hình bất động sản qua công chứng trên địa bàn tỉnh trong quý I/2025.

Số liệu tính từ ngày 11/12/2024 – 10/3/2025, được tổng hợp từ báo cáo của 48/48 tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động tại địa phương.

Theo đó, toàn tỉnh ghi nhận 4.751 giao dịch bất động sản trong quý I, với tổng giá trị khoảng 5.585 tỷ đồng. Bao gồm 4.519 lô đất ở (giá trị giao dịch hơn 4.725 tỷ đồng), 223 căn nhà ở riêng lẻ (gần 847 tỷ đồng) và 9 căn hộ chung cư (hơn 13 tỷ đồng).

Phân khúc đất nền chiếm đa số tỷ trọng giao dịch, đạt hơn 95%. Trong đó, huyện Bảo Lâm và huyện Lâm Hà là nơi có nhiều đất nền giao dịch qua công chứng nhất, với lần lượt 943 lô và 905 lô. Tiếp đến là huyện Đức Trọng với 774 lô, huyện Di Linh 416 lô, huyện Đạ Huoai 403 lô, TP Bảo Lộc 369 lô, TP Đà Lạt 265 lô,… Huyện Đạ Tẻh là nơi duy nhất không ghi nhận giao dịch đất nền trong quý I.

Với nhà ở riêng lẻ, giao dịch tập trung phần lớn ở TP Đà Lạt (112 căn), huyện Đức Trọng (66 căn) và TP Bảo Lộc (40 căn). Với chung cư, toàn bộ 9 căn được giao dịch trong quý I đều ở TP Đà Lạt.

Trước đó vào quý I/2024, tỉnh Lâm Đồng ghi nhận 4.143 giao dịch bất động sản qua công chứng. Trong đó có 3.811 lô đất ở, 311 căn nhà ở riêng lẻ và 21 căn hộ chung cư.

Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, giao dịch bất động sản tại địa phương này tăng khoảng 14,6%. Riêng phân khúc đất nền tăng khoảng 18,5%.

95% giao dịch bất động sản tại Lâm Đồng là đất nền

95% giao dịch bất động sản tại Lâm Đồng là đất nền

Trong quý 1/2025, toàn tỉnh Lâm Đồng có 4.519 lô đất nền giao dịch thành công. Trong đó, tập trung chủ yếu tại huyện Bảo Lâm với 943 lô, huyện Lâm Hà với 905 lô, huyện Đức Trọng với 774 lô,…

Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng vừa thông tin về lượng giao dịch và giá giao dịch các loại hình bất động sản qua công chứng trên địa bàn tỉnh trong quý I/2025.

Số liệu tính từ ngày 11/12/2024 – 10/3/2025, được tổng hợp từ báo cáo của 48/48 tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động tại địa phương.

Theo đó, toàn tỉnh ghi nhận 4.751 giao dịch bất động sản trong quý I, với tổng giá trị khoảng 5.585 tỷ đồng. Bao gồm 4.519 lô đất ở (giá trị giao dịch hơn 4.725 tỷ đồng), 223 căn nhà ở riêng lẻ (gần 847 tỷ đồng) và 9 căn hộ chung cư (hơn 13 tỷ đồng).

Phân khúc đất nền chiếm đa số tỷ trọng giao dịch, đạt hơn 95%. Trong đó, huyện Bảo Lâm và huyện Lâm Hà là nơi có nhiều đất nền giao dịch qua công chứng nhất, với lần lượt 943 lô và 905 lô. Tiếp đến là huyện Đức Trọng với 774 lô, huyện Di Linh 416 lô, huyện Đạ Huoai 403 lô, TP Bảo Lộc 369 lô, TP Đà Lạt 265 lô,… Huyện Đạ Tẻh là nơi duy nhất không ghi nhận giao dịch đất nền trong quý I.

Với nhà ở riêng lẻ, giao dịch tập trung phần lớn ở TP Đà Lạt (112 căn), huyện Đức Trọng (66 căn) và TP Bảo Lộc (40 căn). Với chung cư, toàn bộ 9 căn được giao dịch trong quý I đều ở TP Đà Lạt.

Trước đó vào quý I/2024, tỉnh Lâm Đồng ghi nhận 4.143 giao dịch bất động sản qua công chứng. Trong đó có 3.811 lô đất ở, 311 căn nhà ở riêng lẻ và 21 căn hộ chung cư.

Như vậy, so với cùng kỳ năm ngoái, giao dịch bất động sản tại địa phương này tăng khoảng 14,6%. Riêng phân khúc đất nền tăng khoảng 18,5%.

Bước sang quý 2/2024, trên địa bàn tỉnh ghi nhận có 5.383 lô đất nền giao dịch thành công qua công chứng. Tập trung chủ yếu tại huyện Lâm Hà, huyện Đức Trọng, huyện Bảo Lâm,…

Sang đến quý 3/2024, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng ghi nhận có 5.151 lô đất nền giao dịch qua công chứng, với tổng giá trị giao dịch khoảng 4.908 tỷ đồng.

Số lượng giao dịch đất nền trong quý này tập trung chủ yếu tại huyện Lâm Hà, huyện Bảo Lâm, huyện Đức Trọng, huyện Di Linh, thành phố Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt,…

Cũng trong quý 3/2024, trên địa bàn tỉnh có 325 căn nhà ở giao dịch qua công chứng, với tổng giá trị giao dịch khoảng 1.356 tỷ đồng. Trong đó, thành phố Đà Lạt có 164 căn; huyện Đức Trọng có 121 căn; thành phố Bảo Lộc có 39 căn; huyện Đơn Dương có 1 căn.

Gần đây, trong quý 4/2024, toàn tỉnh Lâm Đồng có 4.829 lô đất nền giao dịch thành công. Trong đó, tập trung chủ yếu tại huyện Lâm Hà với 1.093 lô, huyện Đức Trọng với 835 lô, huyện Bảo Lâm với 725 lô,…

Cũng trong quý này, toàn tỉnh Lâm Đồng có 242 căn nhà ở riêng lẻ giao dịch thành công. Trong đó, tập trung chủ yếu tại thành phố Đà Lạt với 105 căn, huyện Đức Trọng với 68 căn, thành phố Bảo Lộc với 65 căn,…

Ở một diễn biến khác, ngày 31/3, thông tin từ UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đơn vị vừa ra văn bản gửi Sở Xây dựng, UBND thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc về việc khẩn trương thực hiện các chỉ đạo liên quan đến việc triển khai các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn.

Trước đây, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều văn bản chỉ đạo liên quan đến việc triển khai nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, báo cáo của Sở Xây dựng cho thấy, nội dung báo cáo của UBND thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc về dự án nhà ở xã hội chưa đạt nội dung đề ra. Do đó, UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu UBND thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao.

Dương Dương

Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia đảm bảo sự phát triển toàn diện

Sáng 28/3, Hội nghị trực tuyến toàn quốc về điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì đã diễn ra tại Hà Nội, kết nối trực tuyến đến các điểm cầu các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tại điểm cầu Lâm Đồng, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái chủ trì Hội nghị với sự tham dự của lãnh đạo các sở như: Nông nghiệp và Môi trường, Tài chính, Xây dựng; lãnh đạo các huyện, thành phố trong tỉnh (tại đầu cầu các huyện thành).

Việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 52/NQ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18/3/2025. Mục tiêu của việc điều chỉnh quy hoạch nhằm phân bổ hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực đất đai đáp ứng các yêu cầu tăng trưởng, bảo đảm quốc phòng – an ninh, gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; tạo nền tảng để đến năm 2045 Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

 

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã phối hợp với bộ, ngành chức năng hoàn thiện dự thảo báo cáo; tờ trình về việc điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

 

Tại Lâm Đồng, Quy hoạch vùng Tây Nguyên và Quy hoạch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1727/QĐ-TTg ngày 29/12/2023; Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 – 2025 và các quy hoạch liên quan trong đó nhấn mạnh đến việc phát huy tiềm năng, lợi thế tự nhiên và vai trò vị trí của Lâm Đồng trong vùng Tây Nguyên để phát triển nhanh, bền vững; phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp; chú trọng bảo vệ, khôi phục, phát triển rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp, nâng cao đời sống, sinh kế của người dân gắn với rừng; phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc, tài nguyên thiên nhiên và liên kết vùng; ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo, công nghiệp chế biến nông sản; phát triển công nghiệp khai thác, chế biến bauxit, alumin, nhôm và các sản phẩm từ nhôm.

Về một số chỉ tiêu sử dụng đất cụ thể của Lâm Đồng, Sở Nông nghiệp và Môi trường Lâm Đồng cho biết, thực hiện quy định của Luật Đất đai năm 2024 và phân bổ chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của tỉnh Lâm Đồng theo Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ; ngành chức năng tỉnh đã đề xuất giữ nguyên 5/6 chỉ tiêu quốc gia đã phân bổ đến năm 2030 cho tỉnh (gồm đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất quốc phòng và đất an ninh). Riêng đối với chỉ tiêu đất trồng lúa, diện tích đề xuất đến năm 2030 là 19.740 ha, giảm 150 ha so với chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã phân bổ tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ; nguyên nhân chính là do các công trình, dự án đầu tư công phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội có diện tích đất trồng lúa cần thu hồi tương đối lớn (như các công trình hồ Ka Zam, hồ Ta Hoét, hồ Đông Thanh, dự án đường bộ cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương).

Lâm Đồng đã đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2030, trong đó diện tích đất nông nghiệp đến năm 2030 là 829.748 ha; giảm 77.406 ha so với chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ; diện tích đất phi nông nghiệp đến năm 2030 là 147.885 ha, tăng 77.406 ha so với chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ.

 

Nguyên do của việc điều chỉnh này, căn cứ Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong giai đoạn 2021 – 2030 Lâm Đồng có nhu cầu sử dụng đất khoảng 73.186 ha; cụ thể có 70.192 ha để sử dụng cho các hoạt động khoáng sản (trong đó: bauxit 65.014 ha, thiếc 4.819 ha, vonfram 140 ha, vàng 9 ha, bentonit 59 ha và diatomit 150 ha) và 2.994 ha để thực hiện dự án chế biến alumin, điện phân nhôm (tại cụm Lâm Đồng 2 với 2.606 ha và tại cụm Lâm Đồng 3 với 388 ha)

 

Cùng đó, chỉ tiêu đất thương mại, dịch vụ đến năm 2030 của tỉnh là 1.860 ha; tăng 873 ha so với chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã phân bổ (tại Quyết định số 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022) để thực hiện các dự án đầu tư; thực hiện các dự án đường bộ; xây dựng mới 3 khu công nghiệp mới với tổng diện tích tăng thêm là 1.188 ha; trong đó Khu công nghiệp Đạ Tẻh tại huyện Đạ Huoai (diện tích 500 ha), khu công nghiệp Tân Rai tại huyện Bảo Lâm (diện tích 500 ha) và Khu công nghiệp Lộc Châu – Đại Lào tại thành phố Bảo Lộc (diện tích 188 ha).

Do nhu cầu sử dụng đất để thực hiện các công trình, dự án trước đây đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chấp thuận chủ trương đầu tư nhưng chưa phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất đã được Quốc gia phân bổ nhưng hiện nay mới triển khai thực hiện một phần hoặc chưa triển khai thực hiện nên đề xuất phân bổ chỉ tiêu để tiếp tục thưc hiện trong giai đoạn 2026 – 2030.

Lâm Đồng tại Hội nghị cũng cơ bản thống nhất đối với nội dung dự thảo điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời kiến nghị thực hiện Kết luận số 127-KL/TW ngày 28/02/2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của thống chính trị; trong đó có nội dung xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh. Sau khi thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh sẽ có sự thay đổi về chiến lược phát triển kinh tế – xã hội; quốc phòng – an ninh; phát triển ngành, lĩnh vực, do đó phương án điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 cần phải xem xét, đánh giá thêm về định hướng của đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh; từ đó phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất đảm bảo phù hợp nhu cầu của từng địa phương cụ thể.

Hội nghị đã nghe nhiều ý kiến phát biểu của các bộ ngành và tỉnh thành trong nước.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tại thời điểm này có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nên cần bảo đảm có tầm nhìn dài hạn, tổng thể, đáp ứng các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2021-2030, nhất là cho thời gian đến 2026 – 2030; đảm bải sự phát triển toàn diện, đồng bộ, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, văn hóa, củng cố quốc phòng – an ninh; giải quyết tốt nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực; định hướng cho không gian phát triển.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trong giao Bộ Nông nghiệp và Môi trường tiếp tục tham vấn, tiếp thu ý kiến góp ý của đại biểu tại hội nghị, hoàn thiện báo cáo, tờ trình; đưa ra những giải pháp thiết thực đảm bảo sự điều chỉnh, phân bổ, sử dụng hợp lý, hiệu quả quỹ đất trên từng ngành, từng lĩnh vực, phù hợp với bối cảnh phát triển đất nước.

Bài Viết Liên Quan: Đừng quên ghé thăm website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích về tin tức mới và những xu hướng du lịch, ẩm thực mới nhất.

Điểm mới đột phá của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2025

Ngày 19/2/2025, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khoá XV đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/4/2025. Việc ban hành Luật này nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho việc xây dựng và vận hành hệ thống VBQPPL thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực, hiệu quả, dễ áp dụng trên thực tế. Qua đó góp phần khơi dậy mọi tiềm năng và nguồn lực, tạo động lực mới cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới.

Đại biểu Lâm Văn Đoan - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng tham gia góp ý xây dựng Luật Ban hành VBQPPL
Đại biểu Lâm Văn Đoan – Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng tham gia góp ý xây dựng Luật Ban hành VBQPPL

Theo đó, Luật Ban hành VBQPPL gồm 9 chương và 72 điều (giảm 8 chương, 101 điều so với Luật năm 2015, giảm tương ứng với 53% số chương và 58,4% số điều). Luật Ban hành VBQPPL lần này đã quy định bỏ thẩm quyền ban hành VBQPPL của chính quyền cấp xã; bổ sung 1 hình thức VBQPPL do Chính phủ ban hành; bổ sung hình thức lấy ý kiến là tham vấn chính sách…

Giới thiệu những điểm mới có tính đột phá của Luật Ban hành VBQPPL năm 2025, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, việc giảm đáng kể số lượng chương, điều so với Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 đã thể chế hóa Kết luận số 119-KL/TW về việc “sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL theo hướng chỉ quy định cụ thể trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành VBQPPL của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội”, bảo đảm rút ngắn thời gian, nhưng vẫn nâng cao năng suất, kịp thời đáp ứng yêu cầu của thực tiễn phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, bảo đảm chất lượng VBQPPL, đồng thời bổ sung nội dung về tổ chức thi hành VBQPPL.

Bên cạnh đó, Luật Ban hành VBQPPL năm 2015 đã đơn giản hoá hệ thống VBQPPL, trong đó, xác định lại thẩm quyền ban hành VBQPPL của một số chủ thể theo Hiến pháp năm 2013; Luật năm 2025 đã bỏ thẩm quyền ban hành VBQPPL của chính quyền cấp xã; bổ sung 1 hình thức VBQPPL do Chính phủ ban hành là nghị quyết để giải quyết các vấn đề cấp bách, quan trọng phát sinh từ thực tiễn.

Đồng thời, đổi mới mạnh mẽ việc lập Chương trình lập pháp hằng năm với tính chất linh hoạt cao, quy trình chính sách được thực hiện độc lập với việc lập Chương trình lập pháp hằng năm: Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định Chương trình lập pháp hằng năm trên cơ sở tờ trình đề xuất của chủ thể có thẩm quyền trình thay cho việc xây dựng hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội quyết định Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm. Điều này khắc phục tính hình thức trong xây dựng hồ sơ đề nghị; xác định rõ thẩm quyền của Chính phủ quyết định chính sách trong quy trình xây dựng luật, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua luật.

Luật Ban hành VBQPPL 2025 cũng đã bổ sung hình thức lấy ý kiến là tham vấn chính sách trong quá trình xây dựng chính sách dự án luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đây là một trong những hình thức mới để lấy ý kiến nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế hiện nay trong quy trình xây dựng pháp luật, nhất là trong quy trình lập đề nghị việc xây dựng chính sách chưa được quan tâm đúng mức, chính sách được đề ra còn chung chung.

Theo Luật Ban hành VBQPPL năm 2025, quy trình chính sách đóng vai trò quan trọng, chất lượng của chính sách sẽ quyết định đến chất lượng của dự thảo VBQPPL. Thông qua hoạt động tham vấn chính sách, cơ quan đề xuất chính sách sẽ tìm kiếm sự đồng thuận, lựa chọn giải pháp tối ưu, hoàn thiện chính sách làm cơ sở soạn thảo VBQPPL, cũng như bảo đảm tính khả thi của chính sách trong cuộc sống.

Ngoài ra, Luật Ban hành VBQPPL 2025 cũng đã bổ sung quy định tổ chức thi hành VBQPPL. Đây là điểm mới của Luật, khắc phục nguyên nhân VBQPPL chưa xác định rõ các hoạt động nào thuộc về tổ chức thi hành pháp luật và quy định trách nhiệm nghĩa vụ thực hiện cho các chủ thể. Do đó, dẫn đến việc thực hiện công tác tổ chức thi hành pháp luật chưa đạt hiệu quả, thực chất.

Theo Luật năm 2025, việc tổ chức thi hành VBQPPL đã quy định những nội dung cơ bản để cơ quan, người có thẩm quyền tổ chức thi hành VBQPPL sau khi được ban hành; trách nhiệm tổ chức thi hành VBQPPL và báo cáo hoặc cung cấp thông tin về tổ chức thi hành. Bên cạnh đó, trong nội dung tổ chức thi hành VBQPPL, Luật năm 2025 cũng đã bổ sung quy định hướng dẫn áp dụng VBQPPL, theo đó, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành VBQPPL xem xét, hướng dẫn áp dụng đối với văn bản do mình ban hành bằng văn bản hành chính, trên cơ sở đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Ngoài ra, Luật Ban hành VBQPPL năm 2025 cũng có những nội dung mới về trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan trong quá trình xây dựng, tổ chức thi hành VBQPPL; ứng dụng công nghệ số, chuyển đổi số trong xây dựng văn bản; nguồn lực bảo đảm cho công tác xây dựng, tổ chức thi hành…

Để triển khai thi hành Luật kịp thời, hiệu quả, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện xây dựng Kế hoạch triển khai thi hành Luật, xây dựng các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, đảm bảo có hiệu lực đồng thời với Luật vào ngày 01/4/2025.

Bài Viết Liên Quan: Đừng quên ghé thăm website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích về tin tức mới và những xu hướng du lịch, ẩm thực mới nhất.