Làm cao tốc, nâng cấp sân bay, đường sắt…loạt hạ tầng tỷ USD tạo đòn bẩy cho Đà Lạt bứt phá

Lâm Đồng đã và đang trong giai đoạn mở đường lớn để phát triển, làm đường cao tốc mở hướng cửa ngõ phía Nam, các tuyến đường kết nối khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ. Đây sẽ là bước đi chiến lược mở đường cho sự phát triển đột phá của Đà Lạt.

Giao thông phát triển mạnh mẽ

Mới đây, Cục 2 đường sắt Trung Quốc đã làm việc với tỉnh Lâm Đồng và đề nghị được tham gia dự án khôi phục tuyến đường sắt răng cưa Đà Lạt – Tháp Chàm. Đây là một trong những tuyến đường sắt đặc biệt nhất thế giới, là tuyến đường sắt di sản, đường sắt du lịch khi có độ dốc trung bình 12%, chạy bằng bánh răng cưa, kết nối Đà Lạt với duyên hải miền Trung, tạo ra điểm nhấn du lịch hiếm có về đường sắt leo núi trên thế giới.

Liên quan đến khôi phục tuyến đường sắt răng cưa Đà Lạt – Tháp Chàm, Bộ Giao thông vận tải có văn bản chấp thuận việc lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, theo phương thức đối tác công tư (PPP) với tổng kinh phí 27.000 tỉ đồng vào năm 2022. Dự án cũng được Thủ tướng phê duyệt sau khi đưa vào quy hoạch mạng lưới đường sắt quốc gia đến năm 2050.

Cùng với đường sắt, Lâm Đồng cũng đang đẩy mạnh phát triển du lịch đường hàng không. Trong thời kỳ 2021-2030, cảng hàng không quốc tế Liên Khương là sân bay cấp 4E (theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế – ICAO) và sân bay quân sự cấp II; công suất 5 triệu hành khách/năm và 20.000 tấn hàng hóa/năm.

Tầm nhìn đến năm 2050, Cảng hàng không Liên Khương được quy hoạch là sân bay cấp 4E và sân bay quân sự cấp II; công suất 7 triệu hành khách/năm và 30.000 tấn hàng hóa/năm. Khi đó, các dòng khách du lịch quốc tế cao cấp có thể bay thẳng đến Đà Lạt, không thua kém gì các trung tâm nghỉ dưỡng lớn trên thế giới.

Giao thông kết nối Đà Lạt không chỉ được tập trung phát triển dài hạn cả đường sắt và đường hàng không mà đang được đầu tư mạnh mẽ ở đường bộ với 2 tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương có tổng chiều dài gần 140 km với số vốn đầu tư khoảng 37.000 tỷ đồng (khoảng 1,5 tỷ USD) là 2 trong những dự án trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng.

Theo đó, ngày 31/3, UBND tỉnh Lâm Đồng đã có Quyết định Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương theo phương thức đối tác công tư (giai đoạn 1). Đây là công trình giao thông đường bộ cấp I thuộc dự án nhóm A có tổng chiều dài khoảng 73,62 km.

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc cũng sẽ được hoàn thiện phê duyệt dự án trước 30/4, tiến tới khởi công cả 2 cao tốc trước quý III năm nay. Tuyến đường này sẽ kết nối với cao tốc Liên Khương – Đèo Prenn và Đèo Prenn (Đà Lạt) đã được nâng cấp để rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Đà Lạt chỉ còn 3-4 tiếng, thay vì 6-7 tiếng như hiện nay.

Tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc cũng mở ra một hướng phát triển mới cho Đà Lạt khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động, thậm chí kết nối được với Bà Rịa – Vũng Tàu và các tỉnh miền Tây thông qua hệ thống cao tốc và đường vành đai TP.HCM sắp hoàn thành.

Với hướng tiếp cận từ Nha Trang, một dự án cao tốc nối Nha Trang – Đà Lạt dài gần 81km được hai tỉnh Lâm Đồng và Khánh Hoà đề xuất hoàn thành sớm với tổng mức đầu tư 25.058 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD). 

Khi đi vào hoạt động dự kiến rút ngắn thời gian di chuyển Nha Trang – Đà Lạt còn 1,5 – 2 tiếng, giúp Đà Lạt sẽ gần với biển hơn bao giờ hết. Đây là cơ hội để kết nối 2 trung tâm du lịch thành một hành trình đầy thú vị khi có cả vịnh biển đẹp hàng đầu thế giới và thành phố du lịch ôn đới núi cao đặc biệt nhất châu Á.

Ngoài ra, bản thân thành phố Đà Lạt cũng được đầu tư mạnh mẽ để nâng cấp hạ tầng giao thông với các tuyến tránh, đường vành đai, cải tạo nút giao. Mới đây, tuyến đường tránh vào TP.Đà Lạt từ chân đèo Prenn đến xã Xuân Thọ đang được các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng xem xét phương án thiết kế và kinh phí thực hiện. Đây đều là những bước đi chiến lược giúp Đà Lạt giải quyết những vấn đề phát triển đô thị, ngày càng hấp dẫn và thuận tiện hơn.

Mở đường lớn cho du lịch bứt phá

Theo đánh giá của các chuyên gia, tỉnh Lâm Đồng đã và đang trong giai đoạn mở đường lớn để phát triển, làm đường cao tốc mở hướng cửa ngõ phía Nam, các tuyến đường kết nối khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ. Đây sẽ là bước đi chiến lược mở đường cho sự phát triển đột phá của Đà Lạt và Lâm Đồng mà sự phát triển về du lịch là điển hình.

Năm 2024, lần đầu tiên Lâm Đồng đón lượt khách thứ 10 triệu, đem về doanh thu 18 nghìn tỷ đồng. Những con số này được Sở Văn hóa Thể Thao và du lịch Lâm Đồng đánh giá là ấn tượng, phát triển vượt bậc. Ngay trong quý 1/2025, dự ước doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 4.074 tỷ đồng, tăng 10,07% so với cùng kỳ. Doanh thu du lịch lữ hành quý I năm 2025 đạt 15,2 tỷ đồng, tăng 3,67% so với cùng kỳ.

Đặc biệt, Đà Lạt vừa đón hàng loạt thương hiệu quốc tế như thương hiệu chăm sóc sức khỏe Chiva-Som đến từ Thái Lan, đưa Đà Lạt trở thành một trung tâm wellness hàng đầu Đông Nam Á; hay tổ hợp khách sạn 5 sao tiêu chuẩn quốc tế InterContinental Hotels & Resorts sẽ đi vào hoạt động năm 2027 góp phần giải bài toán cho khách lưu trú hạng sang muốn tìm thư giãn, nghỉ dưỡng tại thủ phủ du lịch hàng đầu Việt Nam có tên trên bản đồ du lịch thế giới.

Theo đánh giá của các chuyên gia, sự phát triển của Đà Lạt thời gian qua chưa tương xứng tiềm năng là thành phố đặc biệt nhất châu Á về thiên nhiên. Thời gian di chuyển xa xôi khiến Đà Lạt mất đi nhiều cơ hội phát triển. Để Đà Lạt thực sự bứt tốc, chính quyền tỉnh Lâm Đồng đặt quyết tâm từ việc giải bài toán hạ tầng giao thông, thúc đẩy tiến độ để các dự án sớm đi vào hoạt động.

Được biết, trước đây khi người Pháp khám phá ra Đà Lạt và có kế hoạch xây dựng thành phố này trở thành trung tâm nghỉ dưỡng miền ôn đới đặc biệt nhất tại châu Á cách đây 132 năm, vùng đất này thoả mãn 4 điều kiện khắt khe mà họ đặt ra: Độ cao trên 1.200 m so với mực nước biển, có nguồn nước dồi dào, có đất canh tác tốt và giao thông có thể kết nối được với các vùng xung quanh.

Tuy vậy, với độ cao và nhiều dãy núi hiểm trở, người Pháp đã phải loay hoay trong gần 20 năm mới có thể kết nối được Đà Lạt với các trung tâm lớn xung quanh như Sài Gòn (nay là TP.HCM), Phan Rang hay Nha Trang. Kết nối vẫn là vấn đề của Đà Lạt trong những năm trước đây. Hệ thống giao thông với những tuyến đường nhỏ hẹp, quanh co vượt đèo từ thời Pháp đã quá tải và chỉ được sửa chữa chắp vá. Nhiều người nói rằng thời gian di chuyển xa xôi khiến Đà Lạt mất đi nhiều cơ hội phát triển, tách biệt các khu vực xung quanh, không tương xứng tiềm năng là thành phố đặc biệt nhất châu Á về thiên nhiên.

Theo Minh Anh

Nhịp Sống Thị Trường

Bộ Xây dựng chỉ đạo khẩn, yêu cầu khởi công ba tuyến cao tốc nghìn tỷ trong tháng 5

Theo VnExpress, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh vừa ban hành công điện yêu cầu các Ban Quản lý dự án khẩn trương hoàn thiện thủ tục đối với các công trình đã được giao kế hoạch vốn năm 2025. Mục tiêu là đảm bảo tiến độ giải ngân và sớm khởi công các dự án hạ tầng trọng điểm.

Trong đó, các đơn vị được yêu cầu hoàn tất công tác lựa chọn nhà thầu cho các dự án cao tốc, đảm bảo khởi công ngay trong tháng 5.

Một trong những dự án trọng điểm là cao tốc La Sơn – Hòa Liên, đi qua tỉnh Thừa Thiên Huế và TP. Đà Nẵng sẽ được mở rộng từ 2 lên 4 làn xe với tổng mức đầu tư khoảng 3.010 tỷ đồng.

Tuyến đường dài 65km, điểm đầu kết nối với cao tốc Cam Lộ – La Sơn tại thị trấn La Sơn, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế); điểm cuối tại nút giao Hòa Liên, huyện Hòa Vang (TP. Đà Nẵng).

Dự án sẽ tận dụng nguyên trạng 12 cầu đã đảm bảo quy mô 4 làn xe, đồng thời xây mới hoặc mở rộng thêm 50 cầu khác trên tuyến để phù hợp với mặt cắt đường 4 làn.

>> Chuyển động mới về tuyến đường gần 86.000 tỷ đi qua tỉnh nhỏ nhất Việt Nam

Tại khu vực phía Nam, cao tốc Dầu Giây – Tân Phú (tỉnh Đồng Nai) cũng đang được đẩy nhanh tiến độ. Tuyến đường có điểm đầu tại nút giao với Quốc lộ 1, kết nối với cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây, thuộc thị trấn Dầu Giây (huyện Thống Nhất); điểm cuối tại xã Phú Trung (huyện Tân Phú).

Ở giai đoạn 1, dự án được đầu tư xây dựng với quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17m. Riêng các đoạn dừng xe khẩn cấp và công trình cầu sẽ được thi công theo quy mô hoàn chỉnh với nền đường rộng 24m. Giải phóng mặt bằng cũng thực hiện theo quy mô hoàn chỉnh này. Tổng mức đầu tư dự án là hơn 8.980 tỷ đồng, triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Vừa qua, Ban Quản lý dự án Thăng Long đã tổ chức đấu thầu rộng rãi trong nước để lựa chọn nhà đầu tư. Trên cơ sở đánh giá hồ sơ, đơn vị này đã kiến nghị Cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt liên danh Trường Hải – Sơn Hải là nhà đầu tư thực hiện dự án.

Với tuyến Cao Lãnh – Mỹ An (tỉnh Đồng Tháp), dự án chiều dài gần 27km, điểm đầu kết nối với tuyến N2 tại thị trấn Mỹ An (huyện Tháp Mười), điểm cuối tại nút giao An Bình (đầu cầu Cao Lãnh).

Giai đoạn 1 được phân kỳ đầu tư với nền đường 17m, 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100km/h. Các điểm dừng xe khẩn cấp sẽ được bố trí không liên tục, trong khi mặt bằng sẽ được giải phóng theo quy mô 6 làn xe để thuận tiện cho việc mở rộng sau này.

Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là gần 6.130 tỷ đồng, trong đó vốn vay ODA từ Chính phủ Hàn Quốc chiếm khoảng 4.460 tỷ đồng, phần còn lại là vốn đối ứng từ ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng yêu cầu các chủ đầu tư sớm hoàn thiện thủ tục phê duyệt dự án mở rộng cao tốc Cam Lộ – La Sơn trong tháng 4 và chuẩn bị các thủ tục cho cao tốc TP. HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận trong tháng 5, với mục tiêu khởi công vào đầu quý III năm nay.

>> Tỉnh giàu nhất Việt Nam thông qua dự thảo tuyến đường sắt đô thị đầu tiên dài gần 33km

Bảo Lộc sẽ có đường mang tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Lãnh đạo TP.Bảo Lộc cho biết nhân kỷ niệm 30 năm xây dựng và phát triển đô thị Bảo Lộc (1994 – 2024), thành phố này sẽ đặt tên đường mang tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

 
 
Ngày 14.6, ông Tôn Thiện Đồng, Bí thư Thành ủy Bảo Lộc (Lâm Đồng), cho biết nhân kỷ niệm 30 năm xây dựng và phát triển đô thị Bảo Lộc (1994 – 2024), thành phố đang xúc tiến việc đổi tên, đặt tên một số tuyến đường; trong đó, sẽ có tuyến đường mang tên cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
 
Theo đó, sau khi tốt nghiệp khóa 1 Trường Sư phạm Quy Nhơn (1962 – 1964), nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được điều về Ty tiểu học Lâm Đồng (tỉnh lỵ đặt tại B’Lao, nay là TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng) và dạy học tại đây. 
 
Trong niên học 1964 – 1965, tại B’Lao, Trịnh Công Sơn đã sáng tác nhiều ca khúc tạo được dấu ấn đặc biệt trong cuộc đời sáng tác âm nhạc của ông, trong đó có các nhạc phẩm Ướt mi, Chiều một mình qua phố, Vết lăn trầm…
Lãnh đạo TP.Bảo Lộc cung cấp thông tin cho các nhà báo

“Do đó, TP.Bảo Lộc đang cho rà soát, chọn tuyến đường đẹp, phù hợp để đặt tên đường Trịnh Công Sơn, như một ghi nhận về nhạc sĩ tài hoa đã có thời gian gắn bó với xứ trà Bảo Lộc”, ông Đồng chia sẻ.

Ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND TP.Bảo Lộc cho biết thêm, thành phố đang xây dựng các chương trình chào mừng 30 năm đô thị Bảo Lộc (thành phố loại 3, được xây dựng và phát triển từ ngày 11.7.1994), với nhiều hoạt động văn hóa, kinh tế để quảng bá và thu hút du khách như: Sáng tác biểu trưng của TP.Bảo Lộc, hội thi và trưng bày hoa lan Bảo Lộc 2024, trình diễn thời trang tơ lụa Bảo Lộc; giới thiệu sản phẩm, trình diễn nghệ thuật ẩm thực trà B’Lao…

Bảo Lộc cũng đang hoàn thiện đề án phát triển phố đêm ở khu vực hồ Đồng Nai thượng và Đồng Nai hạ. Bên cạnh đó, với việc trồng hàng ngàn cây phượng vàng, Bảo Lộc hướng tới trở thành “thành phố hoa phượng vàng”.

TP.Bảo Lộc sẽ có đường mang tên cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Xưa nay Bảo Lộc được biết đến là thủ phủ dâu tằm, tơ lụa; của trà hương B’Lao và cà phê. Hiện nay TP.Bảo Lộc đang tập trung phát triển sản phẩm hoa lan, đặc biệt là phong lan vì vùng đất này có khí hậu thuận lợi nhất cả nước để trồng hoa lan. Nhiều năm qua, Chi hội hoa lan Bảo Lộc đã có hơn 500 tác phẩm dự thi và hầu hết đều đạt các giải thưởng trong các cuộc thi ở TP.Đà Lạt, TP.HCM và toàn quốc. Do đó, TP.Bảo Lộc thành lập Hội Hoa lan Bảo Lộc, đồng thời đầu tư kinh phí 300 triệu đồng để xây dựng thương hiệu “Phong lan Bảo Lộc”.

Lâm Đồng cần 8.600 tỉ đồng bồi thường, hỗ trợ tái định cư 2 dự án cao tốc

 

Để thực hiện 2 dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương, tỉnh Lâm Đồng cần khoảng 8.600 tỉ đồng để bồi thường hỗ trợ tái định cư

Ngày 12.6, Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh Lâm Đồng cho biết qua tính toán, dự kiến tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư của 2 dự án cao tốc Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bảo Lộc – Liên Khương khoảng 2.821 tỉ đồng.

Dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc do Công ty CP Tập đoàn Đèo Cả (đại diện liên danh nhà đầu tư đề xuất dự án) phối hợp với các cơ quan chức năng thống kê số tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất dự kiến thu hồi đất khoảng 1.758 hộ, tương ứng với khoảng 5.043 người sử dụng đất bị ảnh hưởng; trong đó có 301 hộ phải di dời.

Ngoài ra, để chuẩn bị cho việc tái định cư của dự án thì 2 tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai cũng đã dự kiến các quỹ đất và triển khai công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, tái định cư tại các địa phương.

Tổng diện tích cần thu hồi tại 2 tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai 500,6 ha (gồm 5,6 ha diện tích đất ở, 434,7 ha diện tích đất nông nghiệp, 0,1 ha diện tích đất giáo dục và diện tích đất phi nông nghiệp khác là 60,2 ha).

Với dự án cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương, do Công ty CP đầu tư Tập đoàn Phương Trang (đại diện liên danh nhà đầu tư đề xuất dự án) đã và đang phối hợp với các cơ quan, ban ngành liên quan thống kê tổng diện tích cần thu hồi khoảng 618,9 ha. Trong đó, TP.Bảo Lộc khoảng 66,73 ha; H.Bảo Lâm khoảng 44,04 ha; H.Di Linh khoảng 292,54 ha; H.Đức Trọng khoảng 215,59 ha. Dự kiến tổng số tiền bồi thường, hỗ trợ tái định cư của dự án khoảng 5.779 tỉ đồng. Kinh phí để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, Ban Quản lý dự án giao thông tỉnh quyết tâm khởi công 2 dự án cao tốc trên trong tháng 12.2024. Hiện nay, ban đang tích cực phối hợp với các nhà đầu tư đề xuất dự án cùng các cơ quan, ban ngành liên quan nhằm đẩy nhanh tiến độ của dự án theo cam kết.

Dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc có chiều dài khoảng 66 km (11 km đi trên địa phận H.Tân Phú, tỉnh Đồng Nai; 55 km thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng. Tuyến đường được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc (TCVN 5729:2012), vận tốc thiết kế 80 km/giờ. Giai đoạn phân kỳ, bố trí chiều rộng nền đường 17m với 4 làn xe ô tô. Tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ là 17.200 tỉ đồng (vốn Nhà nước tham gia dự án 6.500 tỉ đồng, trong đó ngân sách T.Ư 2.000 tỉ đồng và ngân sách tỉnh Lâm Đồng 4.500 tỉ đồng); vốn chủ sở hữu nhà đầu tư 1.605 tỉ đồng và 9.095 tỉ đồng từ các nguồn huy động).

Dự án cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương có chiều dài 73,4 km, điểm đầu giao với cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và điểm cuối giao với cao tốc Liên Khương – Prenn; đi qua địa bàn TP.Bảo Lộc và các huyện: Bảo Lâm, Di Linh, Đức Trọng. Tuyến đường được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc (TCVN 5729:2012), vận tốc thiết kế 100km/giờ. Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 19.521 tỉ đồng (vốn Nhà nước khoảng 7.761 tỉ đồng, trong đó ngân sách tỉnh khoảng 4.000 tỉ đồng)

Thực hư chuyện bất động sản sẽ bật tăng vì mức thuế 46% của Mỹ?

Chuyên gia cho rằng, các nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ đợi thông tin chính thức và diễn biến của quá trình đàm phán giữa hai nước.

Thực hư chuyện bất động sản sẽ bật tăng vì mức thuế 46% của Mỹ?- Ảnh 1.

Thời gian gần đây, cộng đồng đầu tư và bất động sản tại Việt Nam đang xôn xao trước động thái công bố chính sách thuế quan mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Dù chưa có bất kỳ thông tin chính thức nào về việc áp dụng thuế cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, tác động của chính sách này đang từ từ lan tỏa đến tâm lý nhà đầu tư trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là bất động sản.

Vì sao thuế lại ảnh hưởng thị trường bất động sản?

Trước bối cảnh này, một số ý kiến trên mạng xã hội cho rằng ngành bất động sản – đặc biệt là các dự án nhà ở và hạ tầng – vốn tiêu thụ tới 60-70% sản lượng thép trong nước, sẽ chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ sau khi ông Trump công bố mức thuế 46%. Họ lý giải rằng giá thép tăng sẽ kéo theo chi phí xây dựng gia tăng, khiến các chủ đầu tư phải xem xét lại cơ cấu giá bán trong bối cảnh biên lợi nhuận đang ngày càng bị thu hẹp sau hai năm thị trường trầm lắng.

Cụ thể, giá nhà ở TP.HCM và Hà Nội vốn đã cao, nếu giá nguyên vật liệu tiếp tục tăng, đương nhiên giá nhà sẽ bật tăng khiến người mua sẽ càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận nhà ở, đặc biệt là ở phân khúc trung cấp. Hơn nữa, thanh khoản của thị trường bất động sản ở phân khúc trung và bình dân cũng có thể giảm sút khi lực lượng lao động tại các doanh nghiệp xuất khẩu đối mặt với nguy cơ cắt giảm sản xuất, cắt giảm giờ làm, và theo đó là giảm thu nhập, ảnh hưởng đến khả năng mua nhà của người dân.

Tuy nhiên, cũng có không ít người phản bác rằng thông tin này có tính chất “đẩy giá” thị trường. Họ cho rằng, hiện tại thị trường bất động sản đang “bất động,” do đó không thể nói đến việc tăng giá. Tình trạng thất nghiệp kéo dài cùng với thu nhập người lao động giảm đang khiến cho các giao dịch trở nên ảm đạm hơn bao giờ hết.

Góc nhìn khác về tương lai bất động sản

Liên quan đến vấn đề này, ông Trần Khánh Quang, chuyên gia bất động sản và Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Việt An Hòa, đã chia sẻ một góc nhìn khác trên trang cá nhân: “Trong bối cảnh kinh tế bất ổn, xuất khẩu có khả năng suy giảm, đồng USD tăng và lạm phát tiềm ẩn, những loại hình bất động sản tiềm năng là các phân khúc có giá trị tốt, có khả năng sinh lời dài hạn, ít rủi ro pháp lý và mang lại dòng tiền ổn định.”

Ông nhấn mạnh rằng, dù thị trường có biến đổi, nhưng các phân khúc nhà ở thực, đáp ứng nhu cầu ở thật, vẫn sẽ là nơi trú ẩn an toàn với tiềm năng tăng trưởng. Ngoài ra, bất động sản nhà ở tại các đô thị lớn có nhu cầu cao sẽ giữ giá tốt và ít bị ảnh hưởng bởi chu kỳ đầu cơ. Những sản phẩm này cũng dễ dàng tạo ra dòng tiền từ việc cho thuê hoặc có thanh khoản nhanh chóng.

Bên cạnh đó, các sản phẩm đất nền ven đô có sổ đỏ, pháp lý rõ ràng cùng mức giá hợp lý, cũng như đất nông nghiệp có pháp lý rõ ràng có thể kết hợp mô hình cho thuê, làm nông nghiệp, nghỉ dưỡng, đều là những sản phẩm tiềm năng đáng để đầu tư.

Thực hư chuyện bất động sản sẽ bật tăng vì mức thuế 46% của Mỹ?- Ảnh 2.

Ông Võ Hồng Thắng – Phó tổng Giám đốc phụ trách mảng DKRA Consulting cũng nhận định, việc Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế đối ứng đối với nhiều quốc gia, trong đó có mức thuế lên tới 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam đang tạo ra những biến số lớn cho nền kinh tế.

Theo ông Thắng, các kịch bản dự báo thị trường bất động sản trong thời gian tới buộc phải điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến thực tế khi môi trường vĩ mô quốc tế đang tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường.

Ông Thắng cho biết, trong kịch bản có thể đàm phán được vấn đề thuế quan, nền kinh tế trong nước tiếp tục duy trì đà phát triển như trong quý I/2025, kết hợp với định hướng của Chính phủ cùng những thành quả kinh tế đạt được trong thời gian qua thì thị trường bất động sản vẫn có cơ hội tăng trưởng.

Dù vậy, thị trường sẽ tiếp tục đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn cung nhà ở vừa túi tiền, đặc biệt là căn hộ hạng C và thậm chí là căn hộ có giá dưới 60 triệu đồng/m2 cũng sẽ tiếp tục khan hiếm.

Mặc dù mức thuế 46% mà Tổng thống Trump công bố đã làm dấy lên nhiều lo ngại trong thị trường bất động sản Việt Nam, nhưng tất cả vẫn còn chờ đợi thông tin chính thức và diễn biến của quá trình đàm phán giữa hai nước. Giới đầu tư và doanh nghiệp đều hy vọng rằng sự hợp tác và khéo léo trong thương thảo sẽ mang lại một “dấu ấn mới” cho quan hệ song phương, đồng thời mở ra những cơ hội mới cho thị trường bất động sản trong tương lai.

Nguồn báo CAFEF theo dõi chúng tôi để biết thêm những thông tin khác qua Tại đây

Những ‘cú đột phá’ hạ tầng biến Đà Lạt thành trung tâm kết nối quốc tế

Lâm Đồng, trọng tâm tại Đà Lạt phấn đấu đón trên 10 triệu lượt khách mỗi năm và hướng đến mức tăng trưởng GRDP hai con số. Những dự án hạ tầng giao thông tỷ USD giúp Đà Lạt cũng như Lâm Đồng bứt tốc, ngày càng hấp dẫn du khách và các nhà đầu tư…

Cảng hàng không quốc tế Liên Khương kết nối Đà Lạt với thế giới.

Cảng hàng không quốc tế Liên Khương kết nối Đà Lạt với thế giới.

Đây là tiền đề quan trọng để Đà Lạtkhẳng định vị thế là thành phố nghỉ dưỡng đặc biệt nhất châu Á, điểm đến mới của thế giới và thu hút thêm hàng loạt nhà đầu tư quốc tế đến với Lâm Đồng.

Thực tế, từ cuối năm 2024 đến nay, sự xuất hiện của hàng hoạt quỹ đầu tư, thương hiệu quốc tế đã cho thấy sức hấp dẫn của Đà Lạt trên bản đồ bất động sản cũng như du lịch quốc tế.

CÚ HÍCH HẠ TẦNG TỶ ĐÔ THÚC ĐẨY ĐÀ LẠT PHÁT TRIỂN

Đà Lạt, thành phố nổi tiếng về du lịch và nghỉ dưỡng, đang chứng kiến những bước chuyển mình ngoạn mục nhờ sự đầu tư mạnh mẽ vào các dự án hạ tầng trọng điểm.

Một trong những dự án trọng điểm là nâng cấp sân bay quốc tế Liên Khương – cửa ngõ hàng không của Đà Lạt với tổng mức đầu tư dự án khoảng 7.748 tỷ đồng, trong đó khoảng 4.591 tỷ đồng đến năm 2030 và khoảng 3.157 tỷ đồng đến năm 2050.

Sân bay Liên Khương được nâng cấp mở rộng.

Sân bay Liên Khương được nâng cấp mở rộng.

Với kế hoạch mở rộng đường băng và xây dựng nhà ga mới, sân bay này sẽ sớm đủ khả năng đón các chuyến bay quốc tế từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và xa hơn nữa. Hiện tại, Liên Khương đã tăng tần suất các chuyến bay nội địa từ TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng, giảm áp lực cho đường bộ và đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng cao.

Song song với đường hàng không, hai tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương có tổng chiều dài gần 140 km với số vốn đầu tư khoảng 37.000 tỷ đồng (khoảng 1,5 tỷ USD) là những dự án trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng.

Hạ tầng đường bộ phát triển kết nối Đà Lạt với các vùng kinh tế trọng điểm cả nước.

Hạ tầng đường bộ phát triển kết nối Đà Lạt với các vùng kinh tế trọng điểm cả nước.

Mới đây nhất, hôm 31/3, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có Quyết định Phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương theo phương thức đối tác công tư (giai đoạn 1). Đây là công trình giao thông đường bộ cấp I thuộc dự án nhóm A có tổng chiều dài khoảng 73,62 km.

Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc cũng sẽ được hoàn thiện phê duyệt dự án trước 30/4, tiến tới khởi công cả 2 cao tốc trước quý III năm nay với tổng mức đầu tư hơn 19.520 tỉ đồng. Khi hoàn thành, tuyến đường này sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến Đà Lạt xuống còn khoảng 3-4 giờ, so với 6-7 giờ như hiện tại.

Lâm Đồng đẩy mạnh phát triển hạ tầng, đón khách du lịch và nhà đầu tư.

Lâm Đồng đẩy mạnh phát triển hạ tầng, đón khách du lịch và nhà đầu tư.

Cùng với tuyến cao tốc kết nối Đà Lạt với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tuyến cao tốc nối gần hơn “biển với hoa” cũng đang được mong đợi. Theo quy hoạch, tổng chiều dài tuyến cao tốc Nha Trang – Đà Lạt khoảng 81km với tổng mức đầu tư khoảng 25.058 tỷ đồng; quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, vận tốc thiết kế 80 – 100 km/h.

Sau khi hoàn thành vào năm 2028, cao tốc Nha Trang – Đà Lạt sẽ rút ngắn thời gian di chuyển giữa Nha Trang – Đà Lạt còn khoảng 1,5 – 2 giờ, so với khoảng 3,5 – 4 giờ như hiện tại, tạo động lực lớn thu hút du khách tham gia các tour du lịch kết nối biển với rừng, thúc đẩy phát triển du lịch toàn vùng.

KHI THẾ GIỚI “ĐỔ BỘ” VÀO ĐÀ LẠT

Không chỉ thay đổi mạnh mẽ nhờ hạ tầng giao thông nghìn tỷ, Đà Lạt còn trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư quốc tế, đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển của thành phố cao nguyên này.

Một trong những tín hiệu quan trọng nhất về sức hấp dẫn của thị trường Đà Lạt chính là sự hiện diện của các quỹ đầu tư quốc tế danh tiếng. Gần đây, thị trường bất động sản và du lịch Đà Lạt đã đón nhận dòng vốn từ các quỹ đầu tư đến từ Thụy Sỹ và Singapore cho thấy sự ghi nhận rất lớn về tiềm năng tăng trưởng bền vững và lợi thế cạnh tranh khác biệt của thành phố này trên thị trường quốc tế.

Khách quốc tế dạo bộ bên Hồ Xuân Hương- biểu tượng du lịch của Đà Lạt.

Khách quốc tế dạo bộ bên Hồ Xuân Hương- biểu tượng du lịch của Đà Lạt.

Không dừng lại ở dòng tiền đầu tư, Đà Lạt cũng đang chứng kiến một bước ngoặt lớn với sự xuất hiện của các thương hiệu khách sạn và resort quốc tế hàng đầu. Trong đó nổi bật nhất là sự góp mặt của InterContinental Hotels & Resorts sẽ đi vào hoạt động năm 2027.

Việc InterContinental lựa chọn Đà Lạt là điểm đến đầu tư chiến lược cho thấy sức hút mạnh mẽ của thành phố đối với phân khúc khách hàng quốc tế thượng lưu, những người luôn tìm kiếm những trải nghiệm sống đắt giá tại các vùng đất mới giàu tiềm năng phát triển.

Khách quốc tế đánh giá Đà Lạt là điểm đến hấp dẫn châu Á.

Khách quốc tế đánh giá Đà Lạt là điểm đến hấp dẫn châu Á.

Bên cạnh đó, thương hiệu wellness nổi tiếng thế giới Chiva-Som từ Thái Lan cũng chính thức có mặt, đưa Đà Lạt trở thành một trung tâm wellness hàng đầu Đông Nam Á. Đặc biệt, Đà Lạt trở thành nơi đặt private club kết nối trực tiếp với các câu lạc bộ dành cho giới tỷ phú và hoàng gia toàn cầu. Sự kiện này khẳng định rõ nét hơn nữa vị thế mới của Đà Lạt trên bản đồ quốc tế, biến nơi đây thành điểm hẹn mới của giới tinh hoa toàn cầu.

Đà Lạt trở thành điểm đến mới của thế giới.

Đà Lạt trở thành điểm đến mới của thế giới.

Với những nền tảng vững chắc từ hạ tầng và sự tham gia của các nhà đầu tư lớn, Đà Lạt đang đứng trước ngưỡng cửa của một cú “cất cánh” ngoạn mục. Thành phố này không chỉ củng cố vị thế là “thủ phủ nghỉ dưỡng” của Việt Nam mà còn có tham vọng vươn tầm quốc tế. Sự gia tăng của các dự án bất động sản cao cấp, cùng với lượng khách du lịch nội địa và quốc tế ngày càng đông, đang tạo ra một vòng tuần hoàn kinh tế tích cực: Đầu tư thúc đẩy du lịch, du lịch lại kéo theo đầu tư phát triển hơn nữa.

Nguồn Báo mới và theo dõi chúng tôi để biết thêm những thông tin khác qua Tại đây

Lâm Đồng: Phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương

Ngày 31/3, ông Trần Hồng Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ký quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương theo phương thức đối tác công tư giai đoạn 1.


Theo đó, dự án nhằm thúc đẩy hoàn thành hệ thống đường bộ cao tốc Dầu Giây – Liên Khương và hoàn thiện hệ thống giao thông theo quy hoạch, tăng cường kết nối Tây Nguyên với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và các trung tâm kinh tế, xã hội dọc QL20. Đồng thời, tuyến đường giúp rút ngắn thời gian di chuyển, nâng cao năng lực vận chuyển hàng hóa, giảm ùn tắc, tai nạn giao thông trên QL20.

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương có tổng chiều dài 73,62 km. Điểm đầu tại phường Lộc Phát, TP. Bảo Lộc (Km126 + 484,93), trùng với điểm cuối của tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc cũng đang trong giai đoạn đầu tư; điểm cuối tại xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng (Km200 + 100), kết nối với cao tốc Liên Khương – Prenn.

Dự án có quy mô đường cao tốc cấp I, tốc độ thiết kế 100 km/h; giai đoạn hoàn chỉnh là 4 làn xe, nền đường rộng 24,75 m. Giai đoạn 1 của dự án có quy mô 4 làn xe, nền đường rộng 17 m, tốc độ khai thác 80 km/h, với điểm dừng khẩn cấp mỗi 4 – 5 km. Hai trạm dừng nghỉ đặt tại Km132+300 và Km135+000 thuộc huyện Bảo Lâm, mỗi trạm rộng 5 ha.

Toàn tuyến có 6 nút giao thông và 51 cây cầu, gồm 13 cầu trên tuyến chính, 35 cầu vượt và 3 cầu tại nút giao. Dự án sẽ áp dụng thu phí tự động không dừng, giám sát trực tuyến. Tỉnh Lâm Đồng dự kiến tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư vào năm 2025.

Dự án cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương giai đoạn 1 có tổng nguồn vốn đầu tư là 17.718 tỉ đồng. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước 7.761 tỉ đồng (chiếm 43,8%), vốn do nhà đầu tư huy động khoảng 9.957 tỉ đồng (chiếm 56,2%).

Dự án là bước đệm lớn tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, du lịch, đảm bảo an ninh quốc phòng cho Lâm Đồng và Tây Nguyên. Đồng thời, góp phần phát huy hiệu quả của các đoạn cao tốc liên quan, mở rộng không gian đô thị, đưa TP. Đà Lạt và Lâm Đồng trở thành vùng đô thị hiện đại.

Liên danh Trường Hải – Sơn Hải là nhà đầu tư PPP dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú

Sơ đồ cao tốc Dầu Giây - Tân Phú trong toàn tuyến Dầu Giây - Liên Khương

Sơ đồ cao tốc Dầu Giây – Tân Phú trong toàn tuyến Dầu Giây – Liên Khương

Dự án PPP cao tốc Dầu Giây – Tân Phú giai đoạn 1 – dự án hợp phần trong công trình tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, do Bộ Giao thông vận tải (nay là Xây dựng) là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đã ủy quyền cho Cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan ký kết hợp đồng.

Hôm nay ngày 08/4/2025, Giám đốc Ban quản lý Dự án Thăng Long (Ban Thăng Long) Đinh Công Minh cho biết đã có tờ trình Bộ Xây dựng phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư dự án đường bộ cao tốc Dầu Giây – Tân Phú giai đoạn 1 theo phương thức PPP.

Cụ thể, thời gian qua, Ban Thăng Long đã tổ chức lựa chọn nhà đầu tư dự án bằng đấu thầu rộng rãi trong nước. Trên cơ sở đánh giá kết quả hồ sơ dự thầu, đơn vị này đã kiến nghị Cục Đường bộ Việt Nam phê duyệt liên danh xây dựng phát triển hạ tầng giao thông Trường Hải – Sơn Hải là nhà đầu tư thực hiện dự án PPP đường cao tốc Dầu Giây – Tân Phú, giai đoạn 1.

Dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú có chiều dài khoảng 60 km, có điểm đầu tại Km0 tại khu vực nút giao với quốc lộ 1, kết nối với cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây thuộc địa phận thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất (Đồng Nai), và điểm cuối tại Km60+243,83 ở cuối phạm vi nút giao với quốc lộ 20, kết nối với cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc thuộc địa phận xã Phú Sơn, huyện Tân Phú (Đồng Nai).

Tổng mức đầu tư ban đầu của dự án hơn 8.981 tỷ đồng. Bao gồm, vốn do nhà đầu tư huy động khoảng 7.681 tỷ đồng, và vốn nhà nước tham gia dự án khoảng 1.300 tỷ đồng thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021 – 2025, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Còn theo đề xuất của liên danh nhà đầu tư trước đó thì tổng vốn đầu tư dự án (không bao gồm vốn nhà nước tham gia vào dự án) là hơn 7.100 tỷ đồng, thời gian vận hành kinh doanh là 16 năm 11 tháng 21 ngày kể từ ngày bắt đầu thu phí sử dụng đường bộ.

Đầu năm 2025, Bộ Giao thông vận tải đã có quyết định phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú với tổng mức đầu tư là 8.490 tỷ đồng; trong đó, vốn nhà đầu tư huy động gần 7.200 tỷ đồng, vốn nhà nước hỗ trợ 1.300 tỷ đồng. Thời gian hoàn vốn dự án là 16 năm 11 tháng.

Quy mô dự án sau phê duyệt điều chỉnh không thay đổi. Nghĩa là giai đoạn 1 sẽ được xây dựng đạt tiêu chuẩn cao tốc cấp 10 (100 km/h), 4 làn xe, chiều rộng nền đường 17 m. Các đoạn nền đất yếu, cầu và đoạn dừng khẩn cấp sẽ được thi công theo quy mô hoàn chỉnh, với chiều rộng nền đường gần 25 m. Giai đoạn hoàn thiện, tuyến cao tốc sẽ đạt vận tốc thiết kế 100 km/h, quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền đường hơn 24 m.

Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Dầu Giây – Tân Phú (giai đoạn 1) theo phương thức PPP, đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt đầu tư tại Quyết định số 954/QĐ-BGTVT ngày 30/7/2024. Ban Thăng Long đã thực hiện nhiệm vụ của bên mời thầu, tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án và bắt đầu mở thầu ngày 27/02/2025. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2024, cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác vận hành từ năm 2027.

Theo thiết kế, trên toàn tuyến sẽ bố trí 5 nút giao liên thông, trong đó giai đoạn 1 đầu tư 4 nút giao và hoạch định 1 nút giao. Cụ thể, nút giao Dầu Giây tại Km0 kết nối cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây và quốc lộ 1; nút giao đường tỉnh ĐT763 tại Km16+500 kết nối cao tốc với quốc lộ 20, quốc lộ 1 thông qua đường tỉnh ĐT763; nút giao Cao Cang tại Km38 kết nối cao tốc với quốc lộ 20, trung tâm huyện Định Quán (Đồng Nai) và huyện Đức Linh (Bình Thuận); nút giao Tân Phú tại Km57+700 kết nối cao tốc với quốc lộ 20, trung tâm huyện Tân Phú. Riêng tại vị trí giao cắt với đường tỉnh ĐT770B tại Km10+400, trước mắt đầu tư cầu vượt trực thông trên đường cao tốc, việc đầu tư hoàn thiện nút giao liên thông thực hiện vào thời điểm thích hợp.

Dự án sẽ xây dựng 26 cầu vượt đường ngang; 4 cầu trên nhánh nút giao vượt cao tốc; 24 hầm chui dân sinh kết hợp một số vị trí chui dưới cầu trên chính tuyến; khoảng 31 km đường gom kết hợp với hệ thống hầm chui dân sinh, cầu vượt ngang, hệ thống đường hiện hữu bảo đảm kết nối giao thông, hạn chế ảnh hưởng tới đời sống cư dân.

Dự án cao tốc Dầu Giây – Tân Phú đã Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1045/QĐ-TTg ngày 06/9/2022, là dự án nằm trong tổng thể dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương nối Đồng Nai và Đà Lạt (Lâm Đồng), gồm các dự án thành phần: Dầu Giây – Tân Phú, Tân Phú – Bảo Lộc, Bảo Lộc – Liên Khương và Liên Khương – Prenn (Đà Lạt).

Mục tiêu của dự án nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, giảm tải và bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến quốc lộ 20; hoàn thành và đưa vào khai thác đồng bộ các tuyến đường bộ cao tốc có năng lực lớn, an toàn giao thông và tốc độ cao trên hành lang vận tải TP.HCM – Dầu Giây – Liên Khương, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai nói riêng, vùng Đông Nam Bộ nói chung. Dự án đồng thời tạo động lực liên kết, thúc đẩy hợp tác và phát triển vùng Đông Nam Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ; tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ theo quy hoạch; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Nguồn Báo Mới và theo dõi chúng tôi để biết thêm những thông tin khác qua Tại đây

Điều gì khiến nhà đầu tư kỳ vọng tại Bảo Lộc?

Từ đầu năm 2025, thị trường bất động sản Bảo Lộc liên tục đón nhận những thông tin tích cực về hạ tầng, quy hoạch hành chính và chính sách đầu tư công. Điều này đang tạo nên làn sóng nhà đầu tư đổ về, với nhiều kỳ vọng về lợi nhuận, chất lượng sống, pháp lý rõ ràng và tiềm năng phát triển bền vững.

Điều gì khiến nhà đầu tư kỳ vọng tại Bảo Lộc?

Cao tốc, quy hoạch, sáp nhập – Ba động lực chính thúc đẩy thị trường

Cuối tháng 3 năm 2025, UBND huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng đã ban hành văn bản triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho hai tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc và Bảo Lộc – Liên Khương. Theo quyết định số 669 của UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành ngày 31/3/2025, tuyến Bảo Lộc – Liên Khương sẽ được đầu tư theo phương thức đối tác công – tư (PPP). Khi hoàn thiện, tuyến cao tốc này sẽ giúp rút ngắn thời gian kết nối TP.HCM – Bảo Lộc còn khoảng 3 giờ, mở ra cơ hội phát triển kinh tế – du lịch – bất động sản mạnh mẽ cho khu vực.

Hiện nay, Lâm Đồng cũng đang bước vào giai đoạn tái cấu trúc hành chính với đề án sáp nhập 3 tỉnh Lâm Đồng – Bình Thuận – Đắk Nông thành một đơn vị hành chính mới, và trụ sở hành chính nhiều khả năng được đặt tại Bảo Lộc. Thành phố này đang được đánh giá cao nhờ vị trí chiến lược, quỹ đất rộng, khí hậu dễ chịu và hạ tầng tương đối đồng bộ.

Điều gì khiến nhà đầu tư kỳ vọng tại Bảo Lộc?- Ảnh 1.

Tại những khu vực có tiến độ sáp nhập xã, huyện, việc cấp – đổi sổ đỏ có thể chậm lại, khiến nguồn cung khan hiếm trong ngắn hạn. Khi nguồn cung giảm nhưng nhu cầu vẫn cao, khả năng tăng giá là điều hoàn toàn có thể xảy ra.

Nhiều chuyên gia cho rằng việc sáp nhập còn có thể kéo theo làn sóng di dân, đầu tư và phát triển đô thị mạnh mẽ, tương tự như những gì từng diễn ra tại thành phố Thủ Đức (TP.HCM) hay huyện Bình Chánh (TP.HCM). Giá bất động sản tại những địa phương từng sáp nhập như vậy ghi nhận mức tăng lên tới 30–40% chỉ trong vòng một năm.

Điều gì khiến nhà đầu tư kỳ vọng tại Bảo Lộc?- Ảnh 2.

Bảo Lộc đón làn sóng nhà đầu tư đổ về các “điểm nóng”  

Một minh chứng rõ nét cho sức nóng của thị trường Bảo Lộc hiện nay là tình trạng quá tải tại các phòng công chứng và lượng khách đổ về các “điểm nóng” như xã Lộc Đức (huyện Bảo Lâm) tăng vọt.

Anh Nguyễn Văn Tùng (55 tuổi) – người dân địa phương – cho biết: “Từ cuối năm 2024 đến nay, khách từ TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương đổ về xem đất tăng rõ rệt. Các khu gần cao tốc, có địa hình đẹp hoặc tiềm năng nông nghiệp như xã Lộc Đức được hỏi mua liên tục”.

Theo bà Hoàng Thị Ánh Loan – Phó Tổng Giám đốc Công ty X Land: “Việc phê duyệt tuyến Bảo Lộc – Liên Khương và quy hoạch khu tái định cư tạo sự an tâm cho nhà đầu tư. Cùng với khí hậu mát mẻ và địa chất ổn định, Bảo Lộc trở thành một trong những điểm đến an toàn và dài hạn trong danh mục đầu tư của khách hàng hiện nay”.

Điều gì khiến nhà đầu tư kỳ vọng tại Bảo Lộc?- Ảnh 3.

Kỳ vọng lớn vào sản phẩm bất động sản chất lượng, pháp lý rõ ràng

Sự phát triển nhanh chóng của thị trường bất động sản cũng đồng nghĩa với việc nhà đầu tư ngày càng trở nên khắt khe và kỹ tính hơn. Theo khảo sát từ một số sàn giao dịch cho thấy, thay vì “săn” đất nền đơn thuần, phần lớn nhà đầu tư đang hướng tới các dự án quy hoạch đồng bộ, có tính chất hình thành khu dân cư thực thụ.

Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường bất động sản đang có nhiều thay đổi về quy hoạch và pháp lý, một sản phẩm đảm bảo “an toàn” về hồ sơ pháp lý sẽ trở thành tiêu chí hàng đầu.

Ngoài ra, nhà đầu tư cũng sẽ ưu tiên lựa chọn các dự án đảm bảo những tiêu chí sau: khuôn viên compound an ninh, có bảo vệ 24/7; pháp lý rõ ràng, minh bạch, có sổ riêng từng nền; có tiện ích đi kèm như hồ bơi, sân thể thao, quán cà phê, nhà hàng…; mảng xanh và cảnh quan được chăm chút, hướng tới không gian sống – nghỉ dưỡng; tiềm năng truyền đời, gia tăng giá trị lâu dài,…

Bảo Lộc – Không chỉ là nơi đầu tư mà còn là nơi “đáng sống”

Trong thời gian gần đây, Bảo Lộc đang từng bước xây dựng hình ảnh một đô thị nghỉ dưỡng – định cư kiểu mới. Khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan đồi núi đẹp mắt, cùng không gian sống trong lành là những yếu tố thu hút những người muốn “bỏ phố về quê”, đầu tư lâu dài và hưởng thụ cuộc sống bình yên.

Điều gì khiến nhà đầu tư kỳ vọng tại Bảo Lộc?- Ảnh 4.

Với sự cộng hưởng của cao tốc, quy hoạch và làn sóng di dân mới, các chuyên gia nhận định Bảo Lộc sẽ còn tiếp tục thu hút mạnh dòng tiền trong 2–3 năm tới. Nhà đầu tư không chỉ đặt kỳ vọng vào lợi nhuận, mà còn hướng tới những giá trị sống bền vững, truyền đời – một xu hướng mới trong bất động sản hiện đại.

Thị trường dù có những biến số nhất định nhưng bất động sản bền vững sẽ là hướng đi tích cực để các nhà phát triển bất động sản hướng tới, là động lực mới thúc đẩy tăng trưởng cho thị trường bất động sản Bảo Lộc trong dài hạn.

Nguồn báo CAFEF và theo dõi chúng tôi để biết thêm những thông tin khác qua Tại đây

 

Lâm Đồng sẽ có đường cao tốc nối Đà Lạt với Bảo Lộc vào năm 2027

Dự án cũng nhằm giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông trên Quốc lộ 20; tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, du lịch và đảm bảo an ninh quốc phòng cho Lâm Đồng và khu vực Tây Nguyên.

Ngày 31/3, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái đã ký quyết định phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương theo hình thức đối tác công tư (PPP), giai đoạn 1.

Theo thiết kế, tuyến cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương bắt đầu từ phường Lộc Phát, TP Bảo Lộc, trùng với điểm cuối của cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc tại Km125+675. Điểm cuối của tuyến giao với cao tốc Liên Khương – Prenn tại Km208+650, thuộc xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng.

Lâm Đồng sẽ có đường cao tốc nối Đà Lạt với Bảo Lộc vào năm 2027 - 1

Một đoạn tuyến cao tốc Liên Khương – Prenn Đà Lạt.

Tuyến đường có tổng chiều dài khoảng 73,62 km, được thiết kế với vận tốc tối đa 100 km/h. Tổng mức đầu tư dự kiến hơn 17.700 tỉ đồng.

Dự án nhằm hiện thực hóa quy hoạch đường bộ cao tốc từ Dầu Giây đến Liên Khương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Mục tiêu chính là nâng cao khả năng kết nối giao thông quốc gia, rút ngắn thời gian di chuyển giữa Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam, tăng cường năng lực vận tải hàng hóa, thúc đẩy giao thương.

Tuyến đường cao tốc cũng sẽ tạo bước đột phá kinh tế – xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch, bảo đảm an ninh quốc phòng của tỉnh Lâm Đồng nói riêng, khu vực Tây Nguyên nói chung.

Hiện tại, UBND tỉnh Lâm Đồng đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng khu tái định cư, thực hiện các thủ tục đền bù, giải phóng mặt bằng để sớm khởi công dự án.

Tiếp tục đọc